In trang này

PHÒNG TRỪ MỌT ĐỤC CÀNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa học: Xyleborus morstatti

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Trứng, màu trắng, kích thước rộng 0,3 mm và dài 0, 5 mm.
  • Ấu trùng, đẫy sức dài khoảng 2 mm màu trắng kem, đầu màu nâu nhạt, không có chân.
    - Nhộng, màu trắng kem, dài gân như con trưởng thành.
  • Trưởng thành, cơ thể có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Con cái màu nâu sẫm đến đen hoàn toàn, dài 1,4 – 1,9 mm. Con đực nhỏ không có cánh dài 0,8 – 1,1 mm.
  • Vòng đời: 30 – 48 ngày. Trứng, 5 – 6 ngày; sâu non, 12 – 15 ngày; nhộng:7 – 8 ngày; trưởng thành, 16 – 19 ngày.
  1. Phát sinh, gây hại
  • Con trưởng thành đục phá bên dưới cành tơ hay bên hông chồi vượt làm cành héo khô, chết.
  • Gây hại nặng trên cà phê kiến thiết cơ bản.
  • Gây hại vào cuối mùa mưa và trong mùa khô
  • Trưởng thành đục cành và đẻ trứng. Ấu trùng sống trong cành, ăn nấm Ambrosia do con trưởng thành mang vào. Khi cành khô bay ra ngoài và đục cành khác.

 

  1. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh cây dại xung quanh vườn để giảm bớt ký chủ của mọt đục cành.

- Cắt bỏ các cành bị mọt hại để diệt sâu non.

- Quan sát thấy có nhiều mọt trưởng thành, phun thuốc trừ sâu

* Jojotino 350WP: pha 150 g/ 200 lít nước

* Emaben 60SG: pha 100 – 200 g/ 200 lít nước

* Loxa 50EC: pha 400 ml/ 200 lít nước

 

Xem 2227 lần

Mới nhất từ BVTVHP