In trang này

PHÒNG TRỪ RỆP SÁP TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa học: Pseudoccocus spp.

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4 mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài khoảng 3 mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.
  • Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ.
  • Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.

 

  1. Phát sinh, gây hại
  • Gây hại trên lá, chùm quả và rễ.
  • Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá, chùm hoa và quả non
  • Chích hút cuống quả non làm quả khô, rụng.
  • Tại nơi có rệp gây hại xuất hiện nấm bồ hóng phát triển theo làm giảm diện tích quang hợp của lá .
  • Chích hút cổ rễ tạo vết thương và nấm sẽ xâm nhiễm.
  • Rệp sáp gây hại quanh năm, gây hại mạnh vào mùa khô.
  • Xuất hiện từ khi ra hoa đến thu hoạch. Sau thu hoạch sống và đẻ trứng trong cụm hoa chưa nở ở đầu cành.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các năm khô hạn.
  • Phun thuốc diệt trừ rệp sáp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non, nên phun nước trước khi phun thuốc.
  • Nếu rệp sáp ở dưới gốc, xới đất nhẹ xung quanh gốc, rải thuốc (thuốc hạt) à tưới đẫm nước và lấp đất lại hoặc tưới thuốc vào gốc.
    • Mopride 20WP: pha 200 g/ 200 lít nước
    • Jojotino 350WP: pha 150 g/ 200 lít nước
    • Gold tress 50WP: pha 40 – 60 g/ 200 lít nước
    • Eska 250EC: pha 100 – 150 ml/ 200 lít
    • Zobin 90WP: pha 240 g/ 200 lít nước
    • Tiffy super 500WG: pha 120 – 150 g/ 200 lít nước
    • Dyman 500WP: pha 200 g/ 200 lít nước
    • Nisan gold 700WP: pha 150 – 200 g/ 200 lít nước
Xem 2347 lần

Mới nhất từ BVTVHP