In trang này

PHÒNG TRỪ RỆP MUỘI (RẦY MỀM) TRÊN CÂY CÀ CHUA

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa hoc:Aphis gossypii

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Rệp muội có hình bầu dục, nhỏ (dài 1,5-2 mm), cuối bụng có 2 phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên. Rệp muội trưởng thành có 2 dạng:
  • Dạng không cánh: Thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một số ít con có dạng màu vàng xanh.
  • Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng  ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.

 

  1. Phát sinh gây hại
  • Rệp phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng như ớt, khoai tây, đậu đỗ, dưa, thuốc lá, bông vải, cam, quýt, nhãn…
  • Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho rệp phát sinh phát triển.
  • Rệp trưởng thành và rệp non sống tập trung ở mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá vàng, quả nhỏ và cháy xám. Rệp thải chất bài tiết tạo môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm quang hợp.
  • Rệp còn là môi giới truyền bệnh Virus.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư.
  • Phủ đất sạch trước khi gieo trồng bằng màng phủ nông nghiệp.
  • Tỉa bỏ cành, lá bị rệp tấn công.
  • Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.
  • Khi rệp non xuất hiện phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
    • Mopride 20WP: pha 200 g/ 200 lít nước
    • Jojotino 350WP: pha 150 g/ 200 lít nước
    • Asian Gold 500SC: 250 – 350 ml/ 200 lít nước
Xem 2494 lần

Mới nhất từ BVTVHP