PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân: do nấm Pyricularia oryzae Cav. hay Pyricularia grisea (Cook )Sacc.

 

  1. Triệu chứng

- Đạo ôn lúa trên mạ

* Vết bệnh trên mạ lúc đầu hình bầu dục, sau đó tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu hồng hoặc nâu vàng.

* Khi Bệnh nặng, từng đám vết bệnh kế tiếp nhau làm cho cây mạ có thể héo khô hoặc chết.

 

- Đạo ôn trên lá lúa

* Thông thường vết bệnh đạo ôn trên lá lúa lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau đó chuyển sang màu xám nhạt.

* Trên các giống lúa mẫn cảm, các vết bệnh to hình thoi, dày màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám.

* Trên các giống chống chịu, vết bệnh là các vết chấm rất nhỏ hình dạng không đặc trưng. 

 

- Đạo ôn ở cổ bông, cổ gié, và trên hạt lúa 

* Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với các triệu chứng các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại.

* Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gẫy cổ bông.

* Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gẫy cổ bông.


* Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh từ vụ này qua vụ khác.

  1. Phát sinh gây hại

- Điều kiện khí hậu thời tiết

* Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẽ, ấm độ cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều.

* Đặc biệt trong vụ lúa Đông Xuân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào tháng giêng – tháng hai dương lịch, bệnh này sẽ gây hại trên diện rộng trùng vào lúc lúa đứng cái đến trổ.

 

- Điều kiện khô hạn

* Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng yếu, cây lúa không chống chịu được bệnh. Ở những vùng cao nguyên; điều kiện khô hạn thiếu nước kết hợp với đêm sương mù nhiều, biên độ nhiệt lớn sẽ làm cho bệnh này càng dễ phát sinh mạnh.

 

- Mật độ gieo sạ: có liên quan đến khả năng phát triển của bệnh đạo ôn. Gieo sạ càng dày, tán lá lúa càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, ẩm độ dưới tán lá càng cao, điều kiện vi khí hậu càng thuận lợi cho nấm đạo ôn phát triển.

 

- Phân bón: N-P-K có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu bón không cân đối. Thông thường bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng bệnh. Nếu bón thêm phân lân trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh đạo ôn rất rõ ràng. Bón dư thừa đạm và kali đều làm tăng bệnh; bón đạm vừa phải kết hợp đủ lượng kali thì sẽ giãm bệnh rất rõ. Do đó, trong giai đoạn sau trổ nếu ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn hoặc thối cổ bông thì không đuợc bón thêm phân bón lá có nitrat kali.

- Giống lúa: Trồng các giống lúa nhiễm bệnh; khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho mầm bệnh, áp lực nguồn bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị “xụp mặt” cháy rụi nhanh rồi chết.

 

  1. Biện pháp phòng trừ

- Nên chọn mua giống lúa xác nhận, sạch bệnh trước khi đem đi gieo sạ.

- Nên áp dụng biện pháp sạ hàng.

- Bón phân cân đối N-P-K, không bón thừa phân đạm, áp dụng bảng so màu lá lúa LCC.

- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom, tiêu diệt lúa rày-lúa chét, cỏ dại mọc ven bờ là nơi lưu tồn và lây lan mầm bệnh.

- Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng theo từng giai đọan của cây lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn xảy ra.

- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.

- Chủ động phòng bệnh khi điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát triển hoặc phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

* Tigon diamond 800WP: pha 30 – 40 g/ 16 lít nước

* Moneys 325SC: pha 10 – 15 ml/ 16 lít nước

* Activo 750WG: pha 6 – 8 g/ 16 lít nước

 

Lưu ý

- Nếu bệnh phát triển mạnh thì có thể phun lại sau 5 – 7 ngày.

- Phun đủ lượng nước (400 – 500 lít nước/ ha) với béc phun sương, phun khi ruộng đã ráo sương hoặc ráo nước sau mưa.

- Đối với đạo ông cổ bông nên phun ngừa trước khi lúa trổ hoặc sau khi lúa đã trổ đều.

 

Read 1908 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries