PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI

Rate this item
(0 votes)
  1. Do tuyến trùng, côn trùng + nấm gây bệnh làm thối rễ (Fusarium sp., Phytophthora sp.Pythium sp.)
  • Đất thoái hóa + mất cân bằng hệ vi sinh vật đất
  • Bệnh thường không xuất hiện ngay trong mùa mưa, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.

 

  1. Triệu chứng
  • Trên lá, trái:  Khi bệnh mới xuất hiện, hình dạng lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng. Lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến các lá bên trên. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây nếu không chữa trị kịp thời.
  • Rễ: Nhánh cây bệnh bị hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

 

  1. Điều kiện phát sinh
  • Bệnh vàng lá, thối rễ thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém, bệnh phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp, đất không bón vôi, đất sử dụng phân hóa học nhiều năm liền, ít sử dụng phân hữu cơ. Những vườn thiếu chăm sóc, nông dân sử dụng nguồn cây giống trôi nổi, trong mùa nắng cây bị thiếu nước. Ở những vùng đất có kiến, mối và tuyến trùng thì bệnh càng trầm trọng hơn.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Biện pháp canh tác

+ Thiết kế vườn sao cho thoát nước tốt, tránh ngập úng

+ Tỉa cành, tạo tán cho cây ngay khi cây còn nhỏ. Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.

+ Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm bệnh vàng lá thối rễ.

+ Khi thấy nhánh bị bệnh ở hướng nào thì xới đất, tìm và cắt bỏ rễ bị bệnh (bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan) giúp cây phục hồi trở lại.

+ Định kỳ bón phân hữu cơ hoai mục, bón vôi giúp ổn định pH (5,5 – 6,5).

+ Sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây mới.

 

  • Biện pháp hóa học

+ Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc trừ côn trùng, tuyến trùng và thuốc trừ bệnh định kỳ hoặc khi cây chớm bệnh.

+ Các loại thuốc phòng trừ

+ Thuốc trừ côn trùng, tuyến trùng

  • Emaben 60SG, pha 100 – 200 g/ 200 lít nước
  • Hoặc Jojotino 350WP, pha 150 g/ 200 lít nước.

+ Thuốc trừ nấm bệnh

  • Xanized 72WP, pha 400 – 600 g/ 200 lít nước phun đều lên cây hoặc pha 300 g/ 100 lít nước tưới vào gốc, mỗi gốc 3 – 5 lít dung dịch thuốc.
  • Hoặc Romil 72WP, pha 100 g/ 200 lít nước phun đều tán cây hoặc pha 300 g/ 100 lít nước tưới vào gốc mỗi gốc từ 3 – 5 lít dung dịch.

 

 Lưu ý: Có thể sử dụng công thức sau để tưới vào gốc

  • Xanized 72WP/ Romil 72WP + Tisabe 550SC + Emaben 60SG/ Jojotino 350WP
  • Phun thuốc theo liều khuyến cáo
  • Lượng nước tưới: 3 – 5 lít dung dịch thuốc cho 1 gốc. Mỗi lần tưới cách nhau 5 – 7 ngày tùy theo tình hình bệnh hại.

 

  • Thời điểm xử lý thuốc

+ Tốt nhất nên pha thuốc tưới vào gốc cây. Nên phối hợp chung thuốc trừ bệnh và thuốc trừ tuyến trùng để tưới.

+ Xử lý ngay sau khi bệnh xuất hiện, xử lý 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày.

+ Xử lý trước, trong hoặc ngay sau thời gian cây ra đọt để bảo vệ rễ và giúp rễ nhanh già (đọt ra là rễ ra vậy nên những ai chưa biết thì chú ý điều này để có thể chăm sóc bộ rễ tốt hơn)

+ Xử lý khi thấy điều kiện bất lợi cho cây trồng như thời tiết chuyển từ mùa mưa sang mùa nắng hoặc ngược lại.

 + Không những trực tiếp gây hại mà còn gián tiếp tạo điều kiện cho bệnh loét lá do vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Thu dọn lá rụng trong vườn, đốt bỏ, cũng hạn chế nguồn sâu.
  • Thường xuyên tỉa cành, tạo tán, hạn chế sự phá hại của sâu.
  • Có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu, đem tập trung một chỗ để tiêu diệt nếu gây hại nặng.
  • Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng của cây, cây trồng phát triển tốt, lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập vào lá, hạn chế sâu vẽ bùa gây hại.
  • Nên phun các loại thuốc có thành phần dầu khoáng ngay khi chồi mới nảy dài khoảng 2 – 4 cm như
  • Eska 250 EC: pha 100 – 130 ml/ 200 lít nước
  • Asian Gold 500SC: pha 320 ml/ 200 lít nước
Read 1745 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries