PHÒNG TRỪ LÚA CỎ TRÊN RUỘNG LÚA

Rate this item
(0 votes)
  1. Đặc điểm của lúa cỏ

- Hạt dễ rụng.

- Miên trạng hạt lúa cỏ có thể thay đổi và lưu tồn lâu trong đất.

 

- Sự nảy mầm của lúa cỏ bị ảnh hưởng rất lớn ở tuổi hạt, kết cấu đất, chế độ nước trên đồng ruộng và chiều sâu bị chôn vùi hạt lúa cỏ.

 

 

  1. Khả năng gây hại của lúa cỏ

- Gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa canh tác tùy thuộc vào mật độ, loại lúa cỏ với các giống lúa trồng.

- Giống lúa ngắn ngày thường dễ bị lúa cỏ cạnh tranh hơn so với những giống lúa dài ngày.

- Mật độ lúa cỏ càng nhiều thì gây thiệt hại năng suất càng lớn. Mật độ 5 – 20 cây lúa cỏ/m2, gây ra thiệt hại năng suất từ 40% – 60% năng suất ở giống Oryzica 1 (Fischer và Ramirez, 1993).

 

  1. Biện pháp quản lý lúa cỏ

- Dùng giống xác nhận hay giống nguyên chủng.

- Trước khi gieo sạ vệ sinh đồng ruộng, vệ sinh nông cụ và máy máy móc từ ruộng lúa bị nhiễm sang ruộng chưa nhiễm.

- Làm đất: chôn vùi hạt lúa cỏ dưới độ sâu tối đa để khống chế hạt nảy mầm (6 – 8 cm). Ở các vụ tiếp theo nên làm đất cạn hơn tránh tình trạng các hạt lúa cỏ chôn vùi nổi lên mặt đất và tái nhiễm.

- Chuẩn bị đất kỹ lưỡng, bằng phẳng.

- Luân phiên giữa phương pháp sạ lan hoặc sạ hàng và cấy lúa.

- Khử lẫn lúa cỏ thường xuyên.

- Biện pháp hóa học

* Đầu vụ, đưa nước vào ruộng nhử cỏ, sau đó phun thuốc Valux 500EC, pha 50 ml/ 16 lít nước, phun 400 – 500 lít nước/ ha. Gieo sạ sau khi phun valux 500EC tối thiểu là 10 ngày.

* Sử dụng thuốc diệt cỏ Elipza 300EC ở trước hoặc sau làm đất kết hợp với giữ nước để diệt lúa cỏ. Sau khi phun từ 1 – 2 ngày, khai ráo nước trong ruộng và sạ lúa.

Read 3016 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries