Trồng loài cây bổ thận, tăng cường sinh lý, dân thu "vàng mười"

Rate this item
(0 votes)

Tháng 12, trên các cánh đồng ở xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) phủ xanh một màu của cây ngưu tất. Không đơn thuần là cây trồng vụ đông, cây ngưu tất-cây thuốc quý lâu nay

được người dân Thống Nhất coi là “vàng mười” bởi giá trị nó mang lại.

Theo người dân thôn An Mai - thôn có diện tích trồng cây ngưu tất lớn nhất xã thì ngưu tất là loại cây dược liệu, cây thuốc vụ đông ưa lạnh, trồng để lấy củ. Cây được người dân gieo trồng khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, cây ngư tất sẽ cho người trồng “quả ngọt”.

trong loai cay bo than, tang cuong sinh ly, dan thu "vang muoi" hinh anh 1

Nông dân xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) chăm sóc cây ngưu tất.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp (HTX SXKD DVNN) xã Thống Nhất chia sẻ: Cây ngưu tất được đưa vào trồng tại địa phương đã trên 30 năm do những người làm nghề buôn bán dược liệu lấy giống về. Đến nay, nhờ kinh nghiệm canh tác cũng như giá trị mà cây mang lại nên cứ đến mùa là cây ngưu tất lại được người dân đưa xuống đồng ngày càng nhiều.

Theo ông Hùng, nhiều gia đình trong xã thu được cả trăm triệu đồng chỉ sau hơn 3 tháng trồng cây ngưu tất này. Ông Hùng cho biết thêm, khâu quan trọng nhất trong quá trình trồng cây ngưu tất đó là việc làm đất.

Đối với loại cây ngưu tất này, phải đánh luống thật cao thì cây mới không bị ngập úng. Ngoài ra, khi cây ngưu tất sinh trưởng mạnh phải thường xuyên cắt ngọn để cây nuôi củ to và dài.

Vừa tưới những luống ngưu tất xanh tươi, anh Nhữ Đình Quảng, thôn An Mai cho biết: "Ngay sau khi thu hoạch xong lúa mùa, bà con nông dân chúng tôi đã tập trung làm đất để trồng cây ngưu tất. Việc làm đất quyết định 80% giá trị thu được. Đất làm xong phải lên luống, đập nhỏ và có độ tơi xốp nhất định....".

Theo anh Quảng, luống trồng ngưu tất được vun cao để tránh cây bị ngập úng, cho củ to. Còn chị Nguyễn Thị Lan, thôn An Mai chia sẻ: "Giờ có máy làm đất nên chúng tôi nhàn hơn, bên cạnh đó ngưu tất được thu mua tươi ngay tại ruộng nên nông dân không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Tính ra trồng cây ngưu tất cho chúng tôi thu nhập gấp 3 - 5 lần so với cấy lúa...".

Hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng cây ngưu tất ở Thống Nhất ngày càng được mở rộng. Từ vài héc-ta trồng thử nghiệm, đến vụ đông năm nay, nông dân trong xã đã trồng 84,8ha ngưu tất. Nhiều nhất là ở các thôn: An Mai, An Khoái, An Đình.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Thống Nhất, những năm trước, bình quân 1 sào ngưu tất cho thu hoạch khoảng 6 - 7 tạ củ. Năm nay thời tiết khá thuận lợi, dự kiến năng suất đạt 8 tạ/sào.

Với giá thu mua củ ngưu tất tươi dao động từ 14.000 - 16.000 đồng/kg, người trồng ngưu tất thu về 6 - 8 triệu đồng/sào. Những hộ chăm sóc tốt có thể thu từ 11 - 12 triệu đồng/sào. Nếu ngưu tất sấy khô sẽ có giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả kinh tế cao của cây dược liệu này, người dân Thống Nhất còn gặp không ít những khó khăn như công tác làm đất, diệt cỏ, tỉa cành...cho cây ngưu tất cần nhiều nhân công lao động nhưng phần lớn lao động địa phương ít thiết tha với ruộng đồng.

Hiện nay, sản phẩm ngưu tất làm ra chủ yếu do thương lái đến thu mua nên giá cả thường bấp bênh... Nếu giải quyết được những vấn đề trên, nhất là đầu ra của sản phẩm, tin rằng diện tích trồng cây ngưu tất của địa phương sẽ ngày càng được mở rộng, cùng với đó thu nhập của người nông dân sẽ ngày càng cao hơn, góp phần làm giàu cho gia đình và địa phương.

 

 

 

Read 2750 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries