PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM (XOĂN LÁ) TRÊN CÀ CHUA

Đánh giá bài này
(1 Bình chọn)
  1. Tác nhân gây bệnh: Do virus gây ra

 

  1. Triệu chứng gây hại
  • Bệnh xoăn lá có thể xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi trồng ra ruộng và thu hoạch, phổ biến nhất là cây bắt đầu ra hoa.
  • Bệnh xuất hiện càng sớm thì mức độ thiệt hại càng nặng. Cây bị bệnh còi cọc, lá biến màu vàng nhạt, trong khi gân lá còn xanh tạo thành những vết xanh vàng loang lổ, lá nhỏ lại, nhăn nheo và thô cứng, các lá ngọn bị xoăn, cây sinh trưởng kém, thấp nhỏ, phân nhiều nhánh cằn không phát triển được.
  • Đốt thân hoặc các đốt ngắn lại và hơi uốn cong. Cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu bị muộn và nhẹ thì những lá non ra sau mới bị xoăn, cây có thể ra hoa và trái nhưng rụng nhiều.
  • Nếu có trái thì trái nhỏ, méo mó, cứng, chất lượng kém.
  • Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng, nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.

 

  1. Phát sinh gây hại
  • Hàng năm, bệnh thường phát sinh mạnh từ tháng 10 đến đầu tháng 11 và gây hại nặng vụ cà chua xuân hè (tháng 3 – 4), đặc biệt khi trời ấm và nắng, ít mưa.
  • Virus lây lan bằng dịch cây, bằng tiếp xúc cơ giới và chủ yếu là do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng…) từ cây bệnh rồi truyền sang cây khỏe.
  • Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) là côn trùng môi giới chủ yếu để truyền bệnh. Virus lan truyền rất nhanh, khi bọ phấn bắt đầu tấn công cây cà chua, virus được truyền đi trong vòng 15 – 30 phút. Mật độ bọ phấn càng cao thì tỷ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.
  • Bệnh không tồn tại, không lan truyền qua hạt giống và qua đất.
  • Mức độ bị bệnh ở các giống cũng khác nhau: giống cà chua lai dễ nhiễm bệnh hơn các giống cà chua thuần; các giống mới nhập nội dễ nhiễm hơn các giống trồng qua nhiều năm; các giống cà chua địa phương có khả năng kháng bệnh virus cao.
  1. Biện pháp phòng trừ
  • Lựa chọn và sử dụng giống có khả năng kháng bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá phía gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ phấn.
  • Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây sinh trưởng tốt và tăng cường bón phân hữu cơ để tăng khả năng chống chịu với bệnh.
  • Hạn chế sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao.
  • Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh.
  • Phun thuốc trừ côn trùng chích hút.
    • Mopride 20WP: pha 200 g/ 200 lít nước
    • Jojotino 350WP: pha 150 g/ 200 lít nước

         Phối hợp với Amtech 100EW, pha 750 ml/ 200 lít.

 

Xem 3064 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries