ĐBSCL: Lúa hè thu đang tiếp đà thắng lợi

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)

Đó là nhận định được đưa ra tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ hè thu 2020 vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

 

Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo SX trồng trọt vụ hè thu 2020, triển khai kế hoạch lúa thu đông, vụ mùa vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

Hội nghị do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức sáng 29/5, tại TP Cao Lãnh. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị, với sự tham dự của đại diện các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ, doanh nghiệp, lãnh đạo các tỉnh và ngành nông nghiệp các địa phương trong vùng.

Thực hiện triệt để xuống giống đồng loạt

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết: Vụ lúa hè thu (HT) 2020 toàn vùng Nam bộ gieo trồng khoảng 1,63 triệu ha, giảm 29 nghìn ha. Trong đó, ĐBSCL diện tích khoảng 1,54 triệu ha, giảm 30 nghìn ha, sản lượng ước đạt hơn 8,7 triệu tấn. 

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT các tỉnh thành trong vùng, đến giữa tháng 5/2020 diện tích lúa HT đã xuống giống 1,2 triệu ha, đạt gần 63% kế hoạch. Dự kiến diện tích xuống giống sẽ kết thúc vào khoảng tuần đầu tháng 6 với 120 nghìn ha, giảm 93 nghìn ha so cùng kỳ để chuẩn bị cho việc bố trí sản xuất vụ Thu Đông (TĐ) 2020.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu, chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

“Các địa phương phải quyết tâm, cùng với Bộ NN-PTNT thực hiện thắng lợi các vụ lúa, hoàn thành nhiệu vụ Chính phủ giao là phải đạt 43 triệu tấn lúa trong năm 2020, đảm bảo an ninh lương thực và nguồn cung gạo cho xuất khẩu. Trong sản xuất, cần tập trung vào các giống lúa chất lượng cao, đặc sản, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo.

Để thực hiện vụ lúa HT 2020 đảm bảo thắng lợi, giảm thiệt hại do các yếu tố bất lợi, ngay từ đầu vụ, Cục Trồng trọt đã chỉ đạo các địa phương thực hiện triệt để phương châm xuống giống đồng loạt, tập trung nhanh gọn theo từng vùng. Xuống giống vụ HT tuân thủ theo dự báo nguồn nước đối với từng tiểu vùng cụ thể trong tỉnh. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ vào dự báo nguồn nước, thị trường chủ động điều chỉnh diện tích các vụ lúa trong năm phù hợp.

Phần lớn diện tích lúa HT tại ĐBSCL trong giai đoạn đòng trổ, nông dân đang tích cực chăm sóc. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

Sẽ có 2,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu

Đến nay, diện tích xuống giống sớm đã thu hoạch hơn 53 nghìn ha chủ yếu tại ĐBSCL, nhiều hơn cùng kỳ năm trước gần 49 nghìn ha. Lúa trong giai đoạn trổ, chín khoảng 122 nghìn ha, tập trung tại Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Theo ước tính ban đầu, sau khi trừ lượng lúa gạo tiêu thụ trong nước thì lượng gạo dành cho xuất khẩu khoảng 2,3-2,5 triệu tấn. Trong đó, gạo chất lượng cao khoảng trên 1 triệu tấn, gạo thơm 580 nghìn tấn, gạo chất lượng trung bình 400 nghìn tấn, nếp và gạo hạt tròn 224 nghìn tấn.

Đến nay, nhiều diện tích lúa HT gieo sạ sớm tại ĐBSCL đã cho thu hoạch, đạt năng suất cao. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

Thực hiện cánh đồng lớn vẫn được duy trì hàng vụ ổn định khoảng 140 - 150 nghìn ha. Theo tính toán, mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn giảm chi phí sản xuất từ 10 đến 15% và giá trị sản lượng tăng từ 20 đến 25%, lãi thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha. Việc hợp tác, liên kết đạt kết quả tốt, thời gian tới cần tiếp tục tổ chức sản xuất theo chuỗi, gắn với chế biến tiêu thụ. Đặc biệt, việc áp dụng các biện pháp giảm lượng hạt giống gieo sạ đã chứng minh được năng suất và hiệu quả cao.

Đưa ra hai phương án cho vụ lúa thu đông

Theo dự báo, lũ năm nay ở mức thấp, giá lúa thương phẩm khá cao nên lợi nhuận cũng tăng cao, Cục Trồng trọt đề xuất 2 phương án sản xuất lúa TĐ như sau. Phương án 1, ước gieo sạ 750 nghìn ha, tăng 25,8 nghìn ha so với cùng kỳ 2019. Phương án 2, ước gieo sạ 800 nghìn ha, tăng 75,8 nghìn ha so với cùng kỳ 2019. Theo phương án 2, gieo sạ 800 nghìn ha vụ TĐ là nắm bắt cơ hội trong việc gia tăng lợi nhuận và bù đắp một phần sản lượng thiếu hụt vụ ĐX 2019-2020 do ảnh hưởng của hạn mặn.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, vùng ĐBSCL có 4.130 ô bao kiểm soát lũ với diện tích trên 1 triệu ha. Tùy theo vùng ngập sâu, ngập nông và vùng ven biển sẽ có khuyến cáo lịch thời vụ lúa TĐ khác nhau.

Đối với vùng thượng ngập sâu như Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên thời vụ xuống giống lúa TĐ vào cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7 và kết thúc vào 20 tháng 8, tổng cộng 448 nghìn ha.

Vùng giữa ngập nông, phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu thuộc Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, thời vụ xuống giống vụ TĐ vào đầu tháng 7, kết thúc xuống giống vào 10 tháng 8, tổng cộng 205 nghìn ha.

Vùng hạ ven biển như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu thời vụ xuống giống vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, kết thúc vào cuối tháng 8, tổng cộng 147 nghìn ha.

Về cơ cấu giống, ưu tiên sử dụng một số giống lúa thơm chiếm tỉ lệ 20-30% trong cơ cấu giống: Jasmine 85, nhóm giống ST, Nàng Hoa 9, VD20, Đài Thơm 8... Giống lúa chủ lực xuất khẩu cần chiếm tỉ lệ 50-60%: OM5451, OM6976, OM18, OM 7347, OM4900. Hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng trung bình IR 50404, OM 576 khoảng 10-20%.

Đối với vụ mùa và lúa - tôm phải chờ mưa thật nhiều để rửa mặn, đủ nước tưới mới xuống giống để đảm bảo an toàn. Theo đó, lúa mùa một vụ, xuống giống khoảng tháng 9. Lúa mùa trên nền tôm - lúa xuống giống trong tháng 7-8.

Đã vượt qua khó khăn kép

Ông Nguyên Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và thời tiết bất lợi nhưng tỉnh vẫn đạt thắng lợi trong sản xuất, cả về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng và thị trường. Xuất khẩu gạo của tỉnh từ đầu năm đến nay tăng 20% về sản lượng, tăng 12% giá trị. Đồng Tháp sẽ chỉ đạo thực hiện xuống giống các vụ lúa sớm, theo đó lúa TĐ sẽ thu hoạch trước khi lũ chính vụ đổ về, lúa ĐX thu hoạch trước Tết Nguyên Đán.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tham quan các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hoàng Vũ.

 

Ông Hùng kiến nghị việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác cần có sự thống nhất, đồng thuận của các Bộ, ngành liên quan để tạo thuận lợi cho nông dân.  

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ: Chúng ta vừa trải qua một năm hạn, mặn lịch sử hơn cả năm 2016, rồi dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đáng mừng là nông nghiệp vẫn trụ vững, trở thành bệ đỡ cho nền kinh tế. Chúng ta đã dành thắng lợi ngoạn mục vụ lúa ĐX và lúa HT đang tiếp đà thắng lợi.  

Lũ nhỏ, thuận lợi cho lúa thu đông

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, trong năm nay ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở đồng bằng Nam bộ. Đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long trên sông Tiền ở mức báo động 1-2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,2-0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm nay vào nửa cuối tháng 9. Theo đó, cần quan tâm 2 thời điểm về tình trạng lũ nội đồng là lũ đầu vụ và chính vụ. Lũ đầu vụ sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch vụ lúa HT, trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống bờ bao lửng. Lũ chính vụ tác động đến các đê bao bảo vệ lúa TĐ, rau màu, cây ăn trái. Cần theo dõi chặt chẽ các biến động bất thường của thời tiết.

Xem 1920 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries