Saturday, 29 February 2020 09:24

GIẢI PHÁP BỆNH VÀNG LÁ DO TUYỂN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ TIÊU

Written by
Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân
  • Do một số loại tuyến trùng gây hại trong đó loại tuyến trùng gây nốt sần sưng u ở trên rễ Meloidogyne incognita là phổ biến nhất.
  • Tuyến trùng Meloidogyne incognita tấn công vào những phần mô mềm của rễ như rễ non hoặc đầu chóp rễ. Sau đó, tạo thành những nốt sần. Số lượng và kích cỡ của các nốt sần đại diện cho số lượng tuyến trùng đã xâm nhập, khi mới xâm nhập chỉ vài mm nhưng sau đó sẽ lớn dần lên thành cm.
  •  

    1. Triệu chứng
    • Cây tiêu bị tuyến trùng hại các lá phía dưới chuyển màu vàng, dần dần tới các lá phía trên, nhưng lá không có các đốm màu nâu như các bệnh do nấm.
    • Triệu chứng vàng lá giống như thiếu đạm nhưng khác với tình trạng thiếu đạm là không vàng nguyên đám mà lốm đốm vàng.
    • Cây tiêu sinh trưởng kém, lá bị vàng khô, xơ xác và cuối cùng cả cây bị chết khô, nhổ lên dễ dàng do bộ rễ đã bị phá hủy. Vào mùa nắng, cây tiêu bị khô héo rất nhanh.

     

    1. Phát sinh phát triển của bệnh
    • Tuyến trùng có kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5mm.
    • Ấu trùng của tuyến trùng Meloidogyneincognita xâm nhập vào rễ cây qua phần đầu rễ, định vị và kích thích các tế bào phát triển thành tế bào khổng lồ để cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng.
    • Tế bào khổng lồ và những tế bào xung quanh chúng phát triển, hợp thành một khối, tạo ra nhiều nốt sưng trên rễ hồ tiêu, dẫn đến các mô bào không còn duy trì được chức năng lưu dẫn bình thường, quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước bị cản trở, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của các bộ phận trên mặt đất.
    • Sau khi bị tuyến trùng tấn công, cây tiêu thường dễ bị nhiễm các nấm bệnh tấn công như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium gây chết cây nhanh hơn.

     

    1. Biện pháp phòng trị
    • Không nên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã nhỏ bỏ do tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh tối thiểu 12 tháng (với nhóm cây đậu đỗ, cúc vạn thọ). Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.
    • Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô (khoảng 2 tháng) để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.
    • Tăng cường bón phân hữu cơ nhằm cung cấp nguồn vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh. tránh làm tổn thương bộ rễ khi bón.
    • Bón phân hóa học cân đối, tránh thừa đạm.
    • Không để bồn đọng nước trong mùa mưa. Hạn chế để nước chảy tràn trong vườn.
    • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp hại rễ, sâu, bệnh và xử lý kịp thời.
      • Thuốc trừ côn trùng, tuyến trùng: Emaben 60SG, 100 – 200 gr/ phuy 200 lít nước.
      • Thuốc trừ nấm bệnh: Xanized 72WP, 30 – 50 gr/ 16 lít nước.
      • Thuốc trừ nấm và vi khuẩn: Amtech 100EW, 750 ml/ phuy 200 lít nước.
    Read 1969 times

    Leave a comment

    Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

    FANPAGE

     

     

     

    Top

    Joomla! Debug Console

    Session

    Profile Information

    Memory Usage

    Database Queries