PHÒNG TRỪ BỆNH BẠCH TẠNG (MỐC SƯƠNG) TRÊN CÂY BẮP (NGÔ)

Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân gây hại: Do nấm Sclerospora maydis

 

 

  1. Triệu chứng
  • Bệnh phá hoại chủ yếu từ thời kỳ cây mới mọc có 2 - 3 lá thật đến giai đoạn 8 - 9 lá nhưng có thể kéo dài tới khi cây trỗ cờ. 
  • Bệnh gây hại trên lá, bẹ lá, nhưng chủ yếu ở lá, các lá bị bệnh thường xuất hiện vết sọc dài theo phiến lá màu xanh trắng nhợt, lá mất màu dần, khi trời ấm, ban đêm, sáng sớm thường có lớp mốc xám phủ trên vết bệnh ở dưới mặt lá. 
  • Trên cây những lá non mới ra cũng như bánh tẻ đều bị nhiễm bệnh nên trông toàn cây trắng nhợt, dần dần cây cằn yếu, các đốt ngắn không phát triển được, cây vàng khô chết tại ruộng.
  • Cây bị bệnh kém phát triển hoặc phát triển không bình thường, còi cọc, lá nhỏ, biến dạng cờ bắp, trái bị teo quắt do không thụ phấn, không hình thành hạt hay hình thành những hạt dị hình. Bị bệnh nặng cây không cho năng suất hoặc có thể chết.

 

  1. Điều kiện phát sinh
  • Bệnh gây hại trong điều kiện độ ẩm cao (>79%), nhiều sương, trời âm u, ít nắng gắt và nhiệt độ thấp (10 – 270C). 
  • Bệnh chịu nhiều ảnh hưởng của tuổi cây, loài nấm gây bệnh và ngoại cảnh. Bệnh xuất hiện ngay từ khi cây còn non ở giai đoạn 2 – 3 lá.
  • Ở vùng đồng bằng bệnh phát sinh phá hoại nặng từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 hằng năm. Ở vùng Tây Bắc, bệnh có thể phá hoại trong thời gian dài và phạm vi rộng hơn. Bệnh bạch tạng phá hoại nặng trong vụ Xuân và vụ Đông. 
  • Bệnh thường xuất hiện nhiều ở những vùng đất phù sa ven bãi sông, các chân đất nhẹ trồng màu liên tiếp. Ở chân đất nặng, đất sâu trong nội đồng bệnh ít xuất hiện hơn.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Tiêu hủy tàn dư thực vật, cỏ dại chứa mầm bệnh trước khi canh tác,
  • Luân canh với lúa hoặc một số cây trồng không phải là ký chủ của bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy, tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô, bón phân cân đối.

Biện pháp hóa học:

  • Phun thuốc ướt đều tán lá khi thấy bệnh mới xuất hiện.
  • Tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư trong đất, sau thu hoạch cần dọn sạch thân lá cây bệnh.
  • Khi xuất hiện cây bệnh cần nhổ và tiêu hủy ngay để tránh lây lan. 
  • Luân canh ngô với các cây trồng khác như lúa, cây họ cà, rau.
  • Hạt giống phải có sức nảy mầm mạnh, sử dụng giống kháng bệnh, dùng hạt giống sạch bệnh hoặc xử lý hạt giống trước khi gieo.
  • Khi bệnh chớm xuất hiện, phun các loại thuốc
    • Hanovil 10SC: pha 20 – 30 ml/ 16 lít nước
    • Tisabe 550SC: pha 20 – 30 ml/ 16 lít nước
    • Amtech 100EW: pha 50 - 60 ml/ 16 lít nước
    • Activo super 648WP: pha 16 – 32 g/ 16 lít nước
    • Moneys 325SC: 10 – 15ml/ 16 lít nước
    • Chionil 750WP: pha 35 – 50 g/ 16 lít nước
    • Inari 300SC: pha 32 ml/ 16 lít nước
Read 2528 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries