PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT SỌC MIỆNG CẠO TRÊN CÂY CAO SU

Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân gây hại: Do nấm Phytophthora palmivora, Phytophthora botryosa

Bệnh loét sọc miệng cạo cây cao su

 

  1. Triệu chứng
  • Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo.
  • Vỏ cây chỗ mặt cạo biến màu nâu và thối loét. Vết bệnh lan rộng theo mạch dẫn cũng hóa nâu, hạn chế khả năng tiết mủ, giảm sản lượng mủ rất lớn.

 

Tác hại

  • Bệnh làm giảm sản lượng mủ.
  • Bệnh nặng có thể phá hủy một phần hoặc cả mặt cạo.

 

  1. Điều kiện phát sinh
  • Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 26-280C, ẩm độ không khí hơn 90% .Bào tử lan truyền qua nước và gió, xâm nhập vào vết cạo.
  • Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa, từ tháng 8 – 10 ở miền Nam,tháng 10 – 2 ở miền Trung và miền Bắc.
  • Bệnh phát triển nặng ở vườn bón thừa đạm, chế độ cạo quá dày, cạo phạm vào gỗ, cạo khi cây còn ướt, cạo sát đất trong mùa mưa…
  • Mức độ nhiễm bệnh khác nhau còn tùy theo giống cao su. Các giống nhiễm bệnh nặng như RRIM 600, PB 255, PR 255.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Tạo cho vườn thông thoáng, không để tán cây quá thấp.
  • Trồng giống cao su chống chịu bệnh, những dòng vô tính ít mẫn cảm với bệnh.
  • Không cạo mủ khi cây còn ướt, không cạo gần mặt đất trong mùa mưa. Ngưng cạo khi câ bị bệnh nặng.
  • Khi bệnh xuất hiện,

+ Phun thuốc

  • Xanized 72WP: pha 500 – 600 g/ 200 lít nước
  • Romil 72WP: pha 800 g/ 200 lít nước

+ Hoặc dùng thuốc ở trên pha 30 g/ 10 lít nước. Dùng dao cắt bỏ phần vỏ bị bệnh, cạo nhẹ chỗ gỗ bị thâm đen, lau sach mủ rồi quét thuốc. Dùng cọ quét dung dịch thuốc trên mặt cạo sau khi thu mủ. Quét thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Read 2372 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries