PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CAO SU

Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân gây hại: Do nấm Oidium heveae

Bệnh phấn trắng trên cây cao su 

 

  1. Triệu chứng
  • Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá non, chồi non và ở vườn kiến thiết cơ bản từ 1 – 5 năm tuổi. Vết bệnh có hình dạng không cố định, có màu trắng ở hai mặt lá.
  • Ở những vườn cây đã khai thác, nấm thường xuất hiện trong mùa thay lá, làm rụng lá non và hoa, lúc đó cây cao su sẽ kéo dài thời gian ra lá, cây bị mất sức, bộ lá sẽ lâu ổn định, mở miệng cạo trễ, dẫn đến giảm thời gian thu hoạch, năng suất và sản lượng mủ giảm rất lớn.

Tác hại:

  • Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, cây sinh trưởng kém.
  • Hoa bị bệnh nhỏ, thối và rụng.

 

  1. Điều kiện phát sinh
  • Bệnh phát triển ở nhiệt độ 20 – 250C, ẩm độ cao trên 90%.
  • Nhiệt độ thấp và có sương mù thích hợp cho bệnh phát triển.
  • Bệnh gây thiệt hại nặng trên cây cao su trong mùa ra lá mới từ tháng 1 – 3.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Trồng giống chống chịu bệnh.
  • Bón tăng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới giúp lá mới sớm ổn định sẽ làm giảm mức độ bệnh.
  • Phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày vào buổi sáng ít gió.
    • Hanovil 10SC: pha 360 ml/ 200 lít nước
    • Tisabe 550SC: pha 300 – 400 ml/ 200 lít nước
    • Moneys 325SC: 150 – 200 g/ 200 lít nước
Read 1635 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries