Saturday, 29 February 2020 09:18

PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY HỒ TIÊU

Written by
Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra

 

  1. Triệu chứng
  • Đầu tiên lá hồ tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen.
  • Bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá, bệnh nặng làm hoa quả khô đen, sau đó lan sang dây nhánh, làm khô cành, rụng đốt.
  • Phân biệt với triệu chứng thiếu kali: thiếu kali sẽ chỉ xuất hiện tại mép lá, vết bệnh thường có màu xám đen và không có màu vàng phân cách giữa mô bệnh và mô khỏe.

 

  1. Phát sinh phát triển của bệnh
  • Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa.
  • Nấm tồn tại hàng năm ở trong đất, xác bả thực vật.
  • Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện vườn tiêu chăm sóc kém, thiếu phân bón, tưới nước không đều trong mùa khô.
  • Bệnh cũng có thể bùng phát kèm theo khi tiêu bị bệnh chết nhanh.

 

  1. Biện pháp phòng trị
  • Trồng tiêu ở mật độ phù hợp, nếu dùng trụ sống trồng tiêu cần rong tỉa cành thường xuyên.
  • Nếu thấy bệnh xuất hiện trên lá, cần cắt bỏ ngay và thu gom tiêu hủy.
  • Bón phân cân đối, ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, chỉ bón phân vô cơ ở những giai đoạn nhất định.
  • Mùa khô nên cung cấp đủ nước cho cây tiêu.
  • Tạo tán tỉa cành sao cho vườn thông thoáng, nhất là ở phần gốc. Không nên để tiêu rũ xuống chạm vào đất, gốc ẩm ướt nấm dễ phát sinh.
  • Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện

* Moneys 325SC: 150 – 200 g/ 200 lít nước

* Xanized 72WP: pha 500 – 600 g/ 200 lít nước

* Activo 750WG: pha 60 g/ 200 lít nước

Lưu ý: Tùy theo mức độ nhiễm bệnh có thể phun lại lần 2 sau 7 ngày.

Read 1997 times Last modified on Saturday, 29 February 2020 09:21

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries