Friday, 28 February 2020 14:22

PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI THÂN (THÁO ĐỐT, RỤNG LÓNG) TRÊN CÂY HỒ TIÊU

Written by
Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra

 

  1. Triệu chứng
  • Bệnh xuất hiện ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện, các lá ở phần ngọn bị rụng, dây thân cây hồ tiêu vẫn còn xanh, khi chẻ phần thân sẽ thấy các mạch dẫn bị thối thâm đen. Bệnh làm vàng lá, sau đó lan dần các mạch dẫn trong thân tiêu làm thối đen các đốt và làm lóng rụng dần từ trên xuống. Phần đốt thường bị thối đen trước các lóng. Cây hồ tiêu bị bệnh sẽ sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, héo dây và chết khi nặng

 

  1. Phát sinh phát triển của bệnh
  • Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa.

 

  1. Biện pháp phòng trị
  • Chọn giống hồ tiêu sạch bệnh. 
  • Vệ sinh đồng ruộng, cắt thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh (cả trên cây và dưới đất). Cây bị bệnh nặng cần đào bỏ đi đem ra khỏi lô tiêu hủy.
  • Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh ở giai đoạn còn sớm. Không dùng dao, kéo cắt từ cây bệnh sang cây khỏe.
  • Tạo hình để cây phát triển cân đối và thông thoáng.
  • Tước nước, bón phân vô cơ đầy đủ và hợp lý. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai.
  • Khi cây xuất hiện các triệu chứng thì cần cắt bỏ qua 1 đoạn phân thân có mạch dẫn bị thâm đen, sau đó tiến hành xử lý thuốc, vừa phun lên thân cây vừa đổ thuốc vào gốc. Xử lý 2 – 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày trong điều kiện đất đủ ẩm bằng các loại thuốc

* Activo super 648WP: pha 200 – 400 g/ 200 lít nước

* Chionil 750WP: pha 300 – 400 g/ 200 lít nước

* Inari 300SC: pha 400 ml/ 200 lít nước

* Tisabe 550SC: pha 300 – 400 ml/ 200 lít nước

* Hanovil 10SC: pha 360 ml/ 200 lít nước

Read 2014 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries