PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN CÂY BẮP (NGÔ)

Rate this item
(0 votes)
  1. Tác nhân gây hại: Do nấm Helminthosporium turcicum

 

 

  1. Triệu chứng
  • Triệu chứng bệnh có thể nhận thấy trên các bộ phận như bẹ lá, lá bao và rõ nhất ở trên lá. Bệnh thường xuất hiện lá già sát gốc trước, sau đó lan dần lên những lá trên.
  • Vết bệnh ban đầu là những vết nhỏ, thấm nước, hơi bầu dục tạo thành trên mặt lá.
  • Vết điển hình có dạng sọc hình thoi không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Kích thước vết bệnh lớn 16 - 25 x 2 – 4 mm, có khi vết bệnh kéo dài tới 5 – 10 cm, nhiều vết bệnh có thể liên hết nối tiếp nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chọp lá.
  • Bệnh thường xuất hiện lá phía dưới rồi lan dần đến các lá phía trên. Trên vết bệnh khi trời ẩm dễ mọc ra một lớp nấm đen nhọ là các cành bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. 

 

  1. Điều kiện phát sinh
  • Bệnh phổ biến ở khắp các vùng trồng bắp và trên tất cả các giống bắp địa phương, bắp lai.
  • Bệnh lây lan nhanh bằng bào tử phân sinh xâm nhập qua lỗ khí hoặc có khi trực tiếp qua biểu bì, chủ yếu ở các bộ phận còn non trên cây.
  • Tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng là nguồn lây nhiễm cho vụ sau.
  • Bệnh thường xuất hiện ở mùa vụ có ẩm độ cao và nhiệt độ thấp. Khi bệnh xảy ra vào thời kỳ bắp phun râu và điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất, bệnh có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế.
  • Bệnh phát sinh muộn hơn bệnh đốm lá nhỏ, thường ít xuất hiện ở giai đoạn 3 - 5 lá mà phần lớn tập trung phá hại nhiều từ 7 - 8 lá đến các giai đoạn về sau, bệnh phát sinh trước hết ở lá già, lá bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên ngọn, lây bệnh cả vào áo bắp. 
  • Bệnh phát triển mạnh và gây tác hại rõ rệt ở những nơi mà kỹ thuật chăm bón không tốt, đất chặt, xấu, dễ đóng váng, bón phân ít, ruộng hay bị mưa úng, trũng, cây sinh trưởng chậm, vàng, thấp. 

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Sử dụng giống có khả năng chống chịu bệnh, dùng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt giống.
  • Luân canh với lúa và cây họ đậu.
  • Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe tăng cường khả năng chống bệnh.
  • Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sach tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ.
  • Thường xuyên ngắt tỉa lá già, lá bệnh, tạo độ thông thoáng cho ruộng.
  • Phun thuốc phòng trừ khi thấy có triệu chứng bệnh xuất hiện
    • Hanovil 10SC: pha 20 – 30 ml/ 16 lít nước
    • Tisabe 550SC: pha 20 – 30 ml/ 16 lít nước
    • Amtech 100EW: pha 50 - 60 ml/ 16 lít nước
    • Activo super 648WP: pha 16 – 32 g/ 16 lít nước
    • Moneys 325SC: 10 – 15ml/ 16 lít nước
    • Chionil 750WP: pha 35 – 50 g/ 16 lít nước
    • Inari 300SC: pha 32 ml/ 16 lít nước
Read 1842 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries