PHÒNG TRỪ RỆP SÁP TRÊN CÂY CÓ MÚI

Rate this item
(0 votes)
  1. Tên khoa học
  • Rệp sáp dính (Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus, Saissetia)
  • Rệp sáp bông (Pseudococcus, Planococcus, Icerya purchasi)

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ  thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau hoặc lớp phấn trắng. Lớp vỏ của nhóm Rệp sáp dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

 

  1. Triệu chứng gây hại
  • Các loài Rệp sáp đều có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng trong điều kiện vùng ÐBSCL), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh.
  • Cả ấu trùng và thành trùng cái chích hút lá, cành, trái, cuống trái. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng.
  • Rệp sáp gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rầy tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Thường xuyên tỉa cành, tạo tán sẽ giúp hạn chế rệp sáp.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc kịp thời, đặc biệt là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non. Nên phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám.
  • Trước khi phun thuốc nên phun nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài, để khi phun thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu quả diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn. Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp để làm trôi bớt rệp.
  • Nếu rệp sáp ở dưới gốc, xới đất nhẹ xung quanh gốc, tưới đẫm vào gốc.
  • Sử dụng các loại thuốc sau
  • Mopride 20WP: pha 200 g/ 200 lít nước
  • Jojotino 350WP: pha 150 g/ 200 lít nước
  • Asian Gold 500SC: 250 – 350 ml/ 200 lít nước
Read 2075 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries