PHÒNG TRỪ RỆP VẢY NÂU TRÊN CÂY CAO SU

Rate this item
(0 votes)
  1. Tên khoa học: Saissestia nigra

Rệp vảy nâu

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Rệp trưởng thành hình bầu dục hơi tròn, 2 đầu bằng nhau, màu nâu, đường kính 2 – 3 mm. Thời gian đẻ trứng của rệp cái khá dài khoảng 1 tháng. Một rệp cái đẻ trung bình 15 – 19 trứng. Rệp cái có thể sống lâu 90 – 124 ngày.
  • Trứng màu hồng nhạt, hình bầu dục, đẻ thành ổ phía sau cơ thể rệp cái.
  • Rệp non mới nở màu xanh vàng nhạt, có 3 đôi chân, thân dẹt, sau chuyển màu nâu.

 

  1. Phát sinh, gây hại
  • Là loài đa thực, phá hại nhiều loại cây.
  • Rệp phát triển nhiều trong thời tiết nóng và ẩm.
  • Rệp sáp nâu hút nhựa ở lá, ngọn và cành non, làm cây chậm phát triển, lá vàng, mật độ cao có thể làm khô ngọn, khô cành.
  • -Chất thải do rệp tiết ra trên cây ký chủ là môi trường thích hợp cho bệnh bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quan hợp.
  • Mặt khác, chất thải ngọt của rệp còn dẫn dụ nhiều loài kiến đến sống cộng sinh.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư, cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm bớt nơi sinh sống của rệp.
  • Tưới nước, bón phân đầy đủ hạn chế sự phát triển của rệp
  • Trong quá trình tưới chống hạn cho cây, dùng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp đeo bám nhằm rửa trôi, tạo ẩm độ trên cây và giảm mật độ rệp.
  • Phun thuốc ướt đều nơi rệp bám. Nếu mật độ rệp cao phun lặp lại sau 7 – 10 ngày nhằm diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp mẹ.
    • Loxa 50EC: pha 400 ml/ 200 lít nước
    • Eska 250EC: pha 100 – 150 ml/ 200 lít nước
    • Zobin 90WP: pha 240 g/ 200 lít nước
Read 1736 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries