PHÒNG TRỪ SÂU XÁM TRÊN CÂY BẮP (NGÔ)

Rate this item
(0 votes)
  1. Tên khoa học: Agrotis ipsilon

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Vòng đời trung bình 50 – 60 ngày, trong đó giai đoạn trứng 4 – 11 ngày; sâu non 22 – 34 ngày; nhộng 9 – 13 ngày; bướm đẻ trứng sau 2 – 4 ngày.
  • Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20 – 25 mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.
  • Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0,5 mm, lúc đầu có màu nhạt (trắng sữa) sau chuyển sang hồng nhạt, màu đen đến nâu (hoặc tím sẫm).
  • Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng. Trên mỗi đốt thân phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm.
  • Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

  

  1. Phát sinh, gây hại
  • Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800 – 1000 trứng.
  • Sâu xám thường hại ngô vào giai đoạn cây con. Sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu tuổi 1 – 3 ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân. Tuổi 4 trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân non kéo xuống đất.
  • Sâu tuổi 6 mỗi đêm có thể cắn đứt 3 – 4 cây non. Khi cây có 7 – 8 lá, thân cây đã cứng, sâu thường đục vào thân gần sát gốc ăn phần non mềm ở giữa làm thân cây bị héo và chết. Sâu xám thường hại nặng trên trên đất cát pha và đất thịt nhẹ.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
  • Cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng.
  • Luân canh cây trồng: Sau vài vụ trồng bắp, rau, đậu... thì luân canh 1 vụ lúa hoặc các loại rau ưa nước như rau muống, rau cần... để diệt nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.
  • Đối với những ruộng nhỏ, khi mật độ sâu thấp có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.
  • Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy bả chua ngọt: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 - 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 - 3 ngày nhúng bả lại 1 lần.
  • Xử lý đất trước khi gieo trồng.
  • Dùng luân phiên các gốc thuốc để diệt sâu hiệu quả hơn
    • Jojotino 350WP: pha 12 g/ 16 lít nước
    • Emaben 60SG: pha 2 g/ 16 lít nước
    • Loxa 50EC: pha 400 ml/ 200 lít nước
    • Eska 250EC: pha 8 – 10 ml/ 16 lít nước
    • Zobin 90WP: pha 15 – 20 g/ 16 lít nước
Read 1737 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries