Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật gian dối

Rate this item
(0 votes)

 Hàng loạt sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vi phạm về chất lượng, nhãn mác,thậm chí cả hàng cấm sản xuất vừa bị cơ quan

chức năng Đồng Nai phát hiện xử phạt.

 

 Đồng Nai: Xử lý hàng trăm vụ vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn Đồng Nai, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp sai phạm.

Đáng chú ý, đa phần các sai phạm về nhãn mác, quảng cáo “nổ” không đúng bản chất công dụng đăng ký của thuốc, giấy phép. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn bị phát hiện lưu hành sản phẩm kém chất lượng và có cả việc kinh doanh sản phẩm cấm sử dụng tại Việt Nam.

Các sản phẩm vi phạm với có nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc (ghi thêm công dụng…) trên nhãn, bao bì vừa bị vạch mặt hóa gồm: Thuốc trừ sâu Andoril 250EC ngày sản xuất 6/2018 của Công ty TNHH SX-TM-DV Thu Loan (Vĩnh Long); Thuốc trừ bệnh Anti – XO 200WP của Công ty TNHH Phú Nông sản xuất ngày 07/4/2018; Thuốc trừ bệnh VIMancoz 80WP sản xuất ngày 24/12/2018 của Công ty Cổ Phần sát trùng Việt Nam; Thuốc Trừ Sâu Kiến Thái Bakani 430WP ngày sản xuất 2/2019 của Cty TNHH Grander (An Giang).

Một vườn khoai mỡ của nông dân bị chết sau khi dùng phải thuốc BVTV rởm.

Một vườn khoai mỡ của nông dân bị chết sau khi dùng phải thuốc BVTV rởm.

Cũng bị phạt vi vi phạm về nhãn hàng hóa, quảng cáo  kiểu "quăng bom” (ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa - PV) là hàng loạt sản  phẩm: Thuốc trừ sâu Wavotox 600EC sản xuất ngày 07/7/2018 của Công ty TNHH Việt Thắng; Thuốc trừ sâu sinh học cao cấp Daphamec 5.0 EC, sản xuất ngày 01/4/2019 của Công ty CP BMC Việt Nam; Thuốc trừ sâu promectin 5.0EC của Công ty CP Hóa chất Nông Việt (Long An); Thuốc trừ sâu Kasakiusa của Cty Nông nghiệp Looksun (TP.HCM); Thuốc trừ sâu Sieu Fitoc 150EC sản xuất ngày 9/6/2018 của Công ty TNHH Thương Mại Tín Thuận Phát.

Tiếp đó là sản phẩm Nimitz 480 EC sản xuất ngày 10/10/2018 của Công ty TNHH ADAMA Việt Nam; Thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới Daphamec 5.0EC của Công ty TNHH TMDV Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam sản xuất ngày 01/5/2019; Thuốc trừ sâu Supraxong 550EC do Công ty Cổ phần VTNN Sài Gòn (TP.HCM) sản xuất; Thuốc trừ sâu Emathion 55EC sản xuất ngày 01/4/2019 của Công ty TNHH Thuốc BVTV Bông Sen Vàng (Gò Vấp, TP.HCM); Thuốc trừ rầy Topogold I33Z I33 sản xuất ngày 11/5/2019 của Công ty CP Naka Nhật Bản (Q7, TP.HCM); Thuốc trừ sâu Okamex 120WP sản xuất ngày 12/7/2019 của Công ty TNHH thuốc BVTV Liên doanh Nhật Mỹ (Long An).

Nhiều công ty khác cũng bị phát hiện có sai phạm và bị xử phạt cụ thể: Sản phẩm thuốc trừ sâu Cydansuper 250EC sản xuất ngày 13/3/2019 của Công ty CATONA (Cần Thơ); Thuốc trừ sâu Emaben 0.2EC, sản xuất ngày 01/6/2019 và Thuốc trừ sâu Kyodo 25SC, sản xuất ngày 01/5/2019 của Công ty cổ phần BMC Việt Nam (Long An); Thuốc trừ sâu Emaben 0,2EC, sản xuất ngày 01/5/2019 của Công ty CP VTNN Việt Nông (Q9, TP.HCM); Thuốc trừ sâu Khongray 54WP sản xuất ngày 02/4/2019 của Công ty TNHH CEC Việt Nam (Hà Nội).

Cùng hành vi sai phạm như trên là Thuốc trừ bệnh cây trồng Strepa 150WP sản xuất ngày 02/2/2018 của Công ty TNHH Hỗ trợ PTKT & chuyển giao công nghệ (Hà Nội); Thuốc trừ sâu Uni –Dowslin 550EC sản xuất ngày 22/01/2019 của Công ty Red Elaphant Co (TP.HCM); Thuốc trừ sâu Wusso 550EC sản xuất ngày 01/5/2019 của Công ty CP BMC Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc); Thuốc trừ bệnh Cornil 75WP sản xuất ngày 8/10/2018 của Công ty Catona (Cần Thơ).

Thị trường thuốc BVTV đang khá bát nháo khi rất nhiều doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm.

Thị trường thuốc BVTV đang khá bát nháo khi rất nhiều doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp cũng bị cơ quan chức năng phát hiện có vi phạm về chất lượng; kinh doanh thuốc BVTV trên nhãn ghi vượt đối tượng so với hồ sơ đăng ký (không đúng bản chất, sự thật) quảng cáo “nổ”, cụ thể: Sản phẩm thuốc trừ sâu Triceni705EC của Công ty TNHH Nông dược Miền Nam sản xuất; Thuốc trừ bệnh Unizebando 800WP của Công ty TNHH Thuốc BVTV Lộc Đồng Xanh; Thuốc trừ sâu Titanicone sản xuất ngày 02/4/2018 của Công ty CP Nông nghiệp Looksun; Sản phẩm Phesolmaneo sản xuất ngày 02/4/2018 của Công ty CP Nông nghiệp CMP (TP.HCM).

Nghiêm trọng hơn, cơ quan chức năng còn phát hiện sản phẩm Thuốc diệt côn trùng Thifenapyr 350SC của Công ty TNHH thuốc BVTV Thiên Bình (Đồng Nai) sản xuất ngày 20/4/2019 không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất ở Việt Nam và cấm sử dụng.

Được biết, cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành xử lý các doanh nghiệp BVTV sai phạm. NNVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Read 2690 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries