Kỹ thuật bón phân cho lúa vụ đông xuân đạt năng suất vượt trội

Rate this item
(1 Vote)

Khí hậu thời tiết vụ Đông xuân là mùa lạnh, có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng  đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Vì vậy bà con cần có biện pháp chăm sóc và bón phân cho vụ lúa đông xuân hợp lý đạt hiệu quả cao.

Kỹ thuật bón phân cho lúa vụ đông xuân đạt năng suất vượt trội

Bón phân cho lúa đông xuân đạt hiệu quả cao

Bà con nông dân thường quen với những tập quán canh tác cũ bón phân đơn riêng rẽ, không cân đối được lượng dinh dưỡng cần bón cho cây lúa, không đạt hiệu quả cao, lúa nhiễm dịch bệnh cao, tỷ lệ hạt lép nhiều, cho năng suất kém chất lượng thấp.

Biện pháp tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây lúa mà mang lại hiệu quả cao là bón phân đa yếu tố NPK đã được cân đối nguồn dinh dưỡng phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Đặc biệt là bón phân cho lúa vụ Đông xuân. Căn cứ vào từng loại giống lúa hay loại đất sẽ có các công thức bón phân khác nhau.Lưu ý, không bón thúc khi nhiệt độ thấp dưới 18 độ C.

Kỹ thuật bón phân cho lúa vụ đông xuân đạt năng suất vượt trội2

Bón lót: Nếu ruộng bị nhiễm phèn thì nên bón lót các loại phân làm giảm độ chua của đất như phân lân với lượng bón khoảng 400 kg/ha, nếu đất nhiễm phèn nặng có thể bón 600-700 kg/ha.

Bón phân đợt 1: (7-10 ngày sau cấy) Dùng hỗn hợp các loại phân NPK với tỷ lệ 20-20-15 + TE, lượng phân bón 150 kg/ha hoặc HS-997, lượng phân bón từ 150-200 kg/ha. Bón mạnh giai đoạn đầu để giúp cây lúa phát triển bộ rễ, đẻ nhiều nhánh, tăng năng suất cây lúa. Đối với đất phèn bón nhiều lân sẽ làm giảm ngộ độc phèn và tăng khả năng chống chịu của cây lúa, kích thích cây lúa sinh trưởng phát triển nhanh. Bón phân vụ đông xuân tốt giai đoạn đầu là biện pháp quan trọng để cây lúa cho năng suất cao chất lượng tốt.

Bón đợt 2: (từ 20-22 ngày sau cấy, nếu là giống lúa dài ngày thì đợt 2 có thể bón 25 ngày sau cấy): Dùng phân bón HS-998, lượng bón khoảng 200-250 kg/ha hoặc bón phân NPK với tỷ lệ 20-20-15 + TE, lượng bón khoảng 200 kg/ha. Giai đoạn này cây lúa cần nhiều đạm và lân để đẻ nhiều nhánh phát triển bộ lá, cần bón tập trung để cây phát triển nhánh chuẩn bị cho giai đoạn trổ đòng.

Bón phân đợt 3: từ 40-45 ngày sau khi cấy (bón phân đón đòng theo quy trình kỹ thuật không ngày không số), sử dụng lượng phân bón HS-999, với lượng bón 150-200 kg/ha. Thời kỳ cây lúa bắt đầu tượng đòng nên cần bón nhiều kali để đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng HS-999 giúp lúa tập trung trổ bông, bông to và hạt chắc ít bị lép, tăng năng suất lúa và chất lượng gạo. Hoặc bón phân K30, lượng phân bón khoảng 150 kg/ha.

Kỹ thuật bón phân cho lúa vụ đông xuân đạt năng suất vượt trội3

Ngoài việc sử dụng các loại phân NPK tổng hợp bà con có thể dùng 1 lọ 125 ml phân bón lá Komic kết hợp với 70- 80 ml thuốc Validacin để phun cho 1 sào trước khi lúa trỗ đòng khoảng từ 7- 10 ngày. Như vậy cây lúa sẽ đạt hiệu quả tốt nhất cho năng suất chất lượng cao.

 

Read 6885 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries