Cách phòng và chữa bệnh trên cây nho

Rate this item
(0 votes)

Việt Nam là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có 4 mùa rõ rệt. Đây là vùng đất phong phú các loại cây nhiệt đới.

Tuy nhiên không phải là hiếm những loại cây vùng ôn đới điển hình là các loại nho. Vùng trồng nhiều nho nhất cả nước có thể kể đến vùng Phan Rang – Ninh Thuận. Tuy đây là nơi có lượng mưa ít nhất tuy nhiên nho phát triển cũng gặp một số loại sâu bệnh điển hình. Chúng ta cùng điểm lại một số bệnh thường gặp và điển hình nhất trên cây nho

Bệnh phấn trắng

Loại bệnh đầu tiên thường gặp trên cây nho. Đây là bệnh sinh sôi và phát triển vào mùa mưa. Bệnh khiến lá của chúng bị bao phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành non. Phần thân bắt đầu cũng có những phấn trắng sau đó sẽ chuyển dần sang màu nâu gần như đen. Theo như nghiên cứu thì bệnh do một loại nấm Uncinula necator = Oidium tuckeri gây ra và làm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng quả sau này.

 

Cách phòng và chữa bệnh trên cây nho

Biện pháp phòng tránh và xử lý

Để điều trị loại bệnh điển hình này người ta thường sử dụng một số loại thuốc như Zineb + lưu huỳnh và vôi bột hòa vào nước và phun làm vài lần mỗi lần khoảng 7 ngày liên tiếp đều cho hiệu quả khá tốt.

Bệnh rỉ sắt:

Theo nghiên cứu thì bệnh rỉ sắtdo một loại nấm Pysopella vitis gây nên. Bệnh ảnh hưởng đến hệ tán lá là nặng nhất và thường xảy ra vào thời điểm lượng mưa nhiều. Biểu hiện của bệnh đó chính là trên những lá trưởng thành thường xuất hiện những loại mụn rất nhỏ màu rỉ sắt. Tuy không ảnh hưởng nặng như bệnh phấn trắng nhưng vẫn cần đề phòng bằng việc phun một số loại thuốc trừ nấm bệnh.

Bệnh nấm cuống:

Loại bệnh thứ 3 ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả nho chính là bệnh nấm cuống. Biểu hiện của bệnh dễ dàng nhìn thấy khi phần cuống của chúng có xuất hiện

Những đốm nấm màu nâu hoặc đen. Bệnh khiến cho chum nho giảm phẩm chất và giá đồng thời nếu không điều trị kịp thời sẽ lan sang cả phần quả khá khó điều trị.

Cách điều trị:

Sử dụng một trong số loại thuốc Baifidan 250 EC, 0,4 lít cho một ha. Thuốc Curzate M8, 1kg/ha. Bên cạnh đó có thể phun CuSO4 (phèn xanh) 0,050,1%. Lưu ý thuốc có thể gây cháy lá, cần chú ý khi sử dụng.

Bệnh mốc sương

Loại bệnh này do một loại nấm là Plasmopora viticola gây ra. Đây là loại bệnh xuất hiện vào mùa mưa có ảnh hưởng khá nặng đến lá non và đọt non. Biểu hiện của bệnh chính là phần bề mặt lá có xuất hiện những vệt màu xanh và vàng. Sau đó chứng chuyển sang màu đỏ nâu. Ngoài ra bề mặt bên dưới của chúng có xuất hiện những tơ nấm và phát triển thành một màng mỏng và bao gồm những loại lông tơ.

Cách điều trị bệnh:

Hiện nay nông dân đang trị bệnh này bằng loại dung dịch sunfat đồng cộng với vôi ( thuốc Bordeaux). Tiến hành phun kĩ và chia thành nhiều đợt đặc biệt vào mùa mưa khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Một số bệnh hại khác.

Một số bệnh hại trên cây nho khác có thể kể đến như bệnh đốm lá. Chúng xuất hiện vào cuối vụ và thường xuất hiện trên những lá già. Với các vết bệnh có hình tròn có góc cạnh khô và thùng lá khiến làm giảm diện tích quang hợp. Bạn có thể dùng dung dịch bóc đô 1% phun đều lên cây cũng có hiệu quả khá tốt.

Bệnh mốc xám tấn công vào các chum nho thời điểm chin khiến ảnh hưởng khá nặng đến sản lượng của quả khiến chúng bị vỡ và chảy nước. Từ đó chúng mọc lên lớp mốc chạy dài và xuất hiện bao phủ một phần hay cả chum nho.

Bệnh thối quả nho chủ yếu tấn công gây hại quả. Đầu tiên là các chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng có màu nâu hơi đen cuối cùng làm cho quả teo lại và có màu đen.

Những loại nấm trên được phòng trừ bằng cách phun Score 250ND (2ml/bình 810 lít), Topsin M70% (1015 g/bình 10 lít) hoặc Anvil 5 SC (1015 ml/bình).

Không chỉ ở nước ta mà ở những vùng nho lâu năm trên thế giới nho cũng thường gặp nhiều bệnh do virut và các tác nhân tương tự virut gây ra hoặc những bệnh vi khuẩn. Những bệnh do virut như: bệnh cuốn lá, bệnh sinh bần vỏ thân, bệnh thoái hóa gây lá hình quạt...Những bệnh này gây hại không nhỏ cho người trồng nho. Tuy nhiên ở nước ta, một vùng mới trồng nho những bệnh do virut chưa phải là đối tượng gây hại trầm trọng nên không đề cập tới trong tài liệu này.

Read 3070 times

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries