PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa học: Tuyến trùng Pratylenchus coffeae, Meloidogynesp, Radopholus sp.

 

  1. Triệu chứng
  • Rễ cà phê bị bệnh sẽ biến vàng, sau chuyển sang màu nâu, một bên bị thối.
  • Một vài vết trên lá biến màu, sau biến vàng rõ, cây lùn còi cọc, một số nhánh non bị héo, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, có thể dẫn tới chết cây.
  • Một vài loại tuyến trùng còn gây hiện tượng bướu rễ gây hại cây cà phê và nhiều cây trồng khác.

 

  1. Phát sinh, gây hại
  • Tuyến trùng gây hại rễ cà phê ở tất cả các giai đoạn. Bằng cách di chuyển đến các mô khoẻ, chích hút rễ sinh trưởng làm rễ bị hủy diệt nhanh chóng, cây ngừng phát triển.
  • Loài Pratylenchus coffeae là loài tuyến trùng đa phổ ký chủ.
  • Mật độ tuyến trùng tăng cao vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa.
  • Tuyến trùng chích hút tạo vết thương là điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập gây hại thứ cấp trên cây cà phê cũng như các loại cây trồng khác. Đặc biệt là nấm Fusarium sp. gây bệnh vàng lá thối rễ.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Phải thay đổi vị trí vườn ươm nếu phát hiện có tuyến trùng trong đất ươm cây.
  • Dùng giống cà phê Coffea vối làm gốc ghép làm tăng khả năng chống chịu, hạn chế tuyến trùng gây hại.
  • Hạn chế xới xáo, tưới tràn trong vườn cây bị bệnh, đào đốt cây bị bệnh.
  • Emaben 60SG: pha 100 – 200 g/ 200 lít nước + Tisabe 550SC: pha 300 – 400 ml/ 200 lít nước
Xem 2176 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

Top