PHÒNG TRỪ SÂU KEO MÙA THU TRÊN CÂY BẮP (NGÔ)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa học: Spodoptera frugiperda J.E.Smith

 

  1. Đặc điểm hình thái
  • Sâu non có hình ống, màu nâu. Đầu hình chữ “Y” ngược, trên lưng đốt áp sát đuôi có 4 chấm đen bố trí cân đối nhau tạo thành hình vuông; trên mỗi đốt thân có 4 chấm xếp thành hình thang, lưng có 3 sọc màu sáng chạy song song.
  • Nhộng có mầu nâu sáng bóng, thường hóa nhộng trong đất.
  • Trưởng thành (bướm): có màu nâu đen, cánh bướm có màu nâu hay xám với những chấm màu vàng sẫm và một đường viền màu xám ở gần mép cánh. Cánh sau có màu trắng. Một con cái đẻ 1.000 – 2.000 trứng.
  • Trứng: được đẻ cả mặt trên và dưới lá, thành từng ổ, mỗi ổ 50 – 200 trứng, trung bình sau 3 – 5 ngày trứng nở.

 

  1. Phát sinh, gây hại
  • Sâu non sau khi nở chui thẳng vào ngọn cây ngô gây hại, chúng gây hại từ trong ra ngoài, phần ngọn cây ngô thường bị cắn đứt trước, sau đó chúng ăn khuyết dần các lá tiếp theo, cây sẽ sinh trưởng chậm và có thể sẽ chết héo do không còn khả năng quang hợp.
  • Sâu keo thường xuất hiện vào mùa mưa. Sâu non hoạt động và ăn lá cây vào ban đêm và ở những ngày nhiều mây chúng ăn cả vào ban ngày. Sâu keo thường gây hại sau thời gian khô hạn kéo dài vào thời kỳ có mưa. Đó là thời kỳ thích hợp cho sâu keo nở ra thành từng đàn.
  • Sâu thường phát sinh với mật độ cao, cắn cụt ngang thân cây con. Chúng thường di chuyển hàng đàn từ ruộng này sang ruộng khác. Một năm sâu có 2 – 3 lứa, lứa đầu tiên trên cỏ dại sau đó chúng chuyển sang phá cây trồng vào các tháng 6, 7, 8.
  • Sâu non mới nở nhả tơ và phát tán nhờ gió. Nên trên đồng ruộng thường gối lứa, sâu kích thước to nhỏ nên việc phòng trừ khó khăn. Tuy nhiên, sâu non mới nở có đặc tính ăn thịt lẫn nhau và con to ăn thịt con nhỏ nên biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Làm đất, phơi đất khô để diệt ấu trùng, nhộng trong đất hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt.
  • Luân canh với lúa nước ngay sau vụ bắp (ngô) để diệt nhộng trong đất.
  • Sử dụng bẫy bả chua ngọt, bẫy pheromone để thu diệt trưởng thành.
  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng thu bắt sâu tuổi lớn, ngắt bỏ ổ trứng (đặc biệt ở giai đoạn cây 3 – 6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy).
  • Sử dụng các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vậtđược phép sử dụng để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1 – 3 (giai đoạn ngô 3 – 6 lá), phun sáng sớm hoặc chiều mát.
    • Jojotino 350WP: pha 12 g/ 16 lít nước
    • Emaben 60SG: pha 2 g/ 16 lít nước
    • Loxa 50EC: pha 400 ml/ 200 lít nước
    • Eska 250EC: pha 8 – 10 ml/ 16 lít nước
    • Zobin 90WP: pha 15 – 20 g/ 16 lít nước

 

Xem 1606 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries