PHÒNG TRỪ BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CAO SU

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tác nhân gây hại: Do nấm Corticium salmonicolor

 

  1. Triệu chứng
  • Thường xuất hiện chỗ phân cành cao su do có ẩm độ cao hơn, bào tử dễ bám dính và nẩy mầm, tạo thành một mảng nấm.
  • Ban đầu vết bệnh có mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng bạc rất mỏng, gặp điều kiện thích hợp vết bệnh chuyển sang màu hồng nhạt, chiều dài vết bệnh ngày càng tăng, thường lan lên phía trên nhiều hơn lan xuống dưới. Khi cây bị bệnh nặng, vết bệnh chuyển sang màu hồng đậm, phần lá phía trên vết bệnh chuyển vàng và héo rủ, sau đó toàn bộ cành lá phía trên vết bệnh đều chết khô, phía dưới vết bệnh mọc ra nhiều chồi.
  • Vỏ cây chỗ vết bệnh bị nứt và bong tróc ra.
  • Cành bị bệnh lá vàng, héo, bị nặng cả cành chết khô, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây, giảm sản lượng mủ.

 

 

Tác hại

  • Bệnh ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây và làm giảm sản lượng mủ.

 

  1. Điều kiện phát sinh
  • Phát triển nhiều ở vùng thoát nước kém, nhiệt độ 20 – 300C, ẩm độ lớn hơn 80%.
  • Bệnh nhẹ thường vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 7),bệnh nặng vào những tháng mưa dầm (tháng 8, 9) trên các vườn cao su 5 – 10 tuổi.

 

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Trồng giống chống chịu bệnh.
  • Vệ sinh vườn cao su, cắt và đốt bỏ các cành bệnh để hạn chế lây lan.
  • Kiểm tra vườn cây thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa) để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời bằng Hanovil 10SC (pha 360 ml/ 200 lít nước).
Xem 2619 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

Top