GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ HẠI XOÀI

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tác nhân gây hại: Bệnh do nấm bất toàn Colletotrichum gloeosporioides Penzig gây ra.

 

  1. Triêu chứng:
  • Thán thư là bệnh phổ biến trên cây xoài những năm gần đây. Xoài ra hoa trong điều kiện mưa dầm bệnh phát triển nhanh hơn. Bệnh xuất hiện trên các bộ phận: lá, cành non, phát hoa và trái.
  • Trên lá, giai đoạn lá non là lúc lá mẫn cảm nhất với bệnh. Đầu tiên xuất hiện các đốm nhỏ, sau đó lớn dần có dạng tròn hay góc cạnh, tâm xám nâu, rìa vàng nhạt. Trên lá già, vết bệnh khô và rách ngay giữa, nếu nhiễm nặng, các đốm bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách và rụng.
  • Trên cành non, xuất hiện các đốm bệnh không đều, nếu nhiễm nặng, các đốm liên kết lại bao quanh cành non gây chết đọt.
  • Trên phát hoa, nấm có thể lây nhiễm trên mầm, cuống và cả phát hoa làm khô đen và rụng.
  • Trên trái, có thể bị nhiễm bệnh từ khi bắt đầu tạo trái cho đến khi chín, nếu bệnh xảy ra ngay giai đoạn tạo trái có thể khiến trái rụng. Triệu chứng bệnh điển hình là trên da trái lúc đầu xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm rồi lớn dần có vân đồng tâm.

Bệnh thán thư hại xoài (từ trái qua: lá non, bông, trái non và trái chín)

  1. Điều kiện phát sinh
  • Bệnh lưu tồn trong cành lá bệnh trên cây hoặc lá tàn dư trên mặt đất.
  • Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh thán thư trên cây xoài. Khi ẩm độ cao trên 80% và nhiệt độ trung bình khoảng 25 -260C là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn xoài ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
  • Các vườn xoài ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào, nên làm tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng.

 

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Biện pháp canh tác
  • Vệ sinh vườn:Thu gom và tiêu hủy lá khô, cành khô, trái rụng trong vườn. Dọn sạch cỏ dại mọc dưới tán cây để vườn thông thoáng.
  • Tỉa cành:Cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu nằm khuất trong tán lá cho thông thoáng tán cây, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng, giúp giảm ẩm độ, phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi.
  • Bao trái:Sau khi xử lý ra hoa 45 - 50 hay khi trái to cỡ quả trứng, nên bao trái để ngừa bệnh thán thư và các loại côn trùng gây hại khác.
  • Bón phân: Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm. Tăng cường bón phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh cho cây.
  • Biện pháp hóa học
  • Trong mùa mưa cần phun thuốc ngừa định kỳ 5 – 7 ngày một lần. Nên phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, khi xoài mới nhú bông.
  • Nên phun thuốc vào 3 thời điểm sau
    • Lần 1: trước khi hoa nở 5 ngày.
    • Lần 2: sau khi hoa nở được khoảng 30-50% (khoảng 20 ngày sau xử lý lần 1).
    • Lần 3: trước khi thu hoạch 15 ngày phòng bệnh gây hại trên vỏ quả. Nên dùng Amtech 100EW vào thời điểm này vì vừa quản lý được bệnh, vừa không để lại dư lượng thuốc, xoài bảo quản lâu hơn.
  • Các loại thuốc đặc trị thán thư
    • Activo super 648WP: pha 200 – 400 g/ phuy 200 lít nước
    • Hanovil 10SC: pha 200 – 300 ml/ phuy 200 lít nước
    • Amtech 100EW: pha 750 ml/ phuy 200 lít nước
    • Tadashi 700WP: pha 600 g/ 200 lít nước
Xem 2154 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries