PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI, ĐỤC HỘT XOÀI (Deanolis albizonalis)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Đặc điểm hình thái
  • Con trưởng thành là một loại bướm tương đối lớn, sải cánh rộng đến gần 3cm cánh trước màu nâu
, cánh sau màu xám trắng, hoạt động về ban đêm. Đẻ trứng trên vỏ trái xoài còn non (khi trái cỡ trứng gà), nhất là những trái nằm khuất ánh sáng
  • Trứng được đẻ dưới lớp vỏ ở phần đít trái xoài. Trứng sâu hình bầu dục, rất nhỏ (khoảng gần 1mm) nên mắt thường khó phát hiện.
  • Sâu non được nở ra có khoan hồng đậm, đục thẳng vào hột để ăn hột xoài. Khi sâu đẩy sức rơi xuống đất để hóa nhộng
  • Nhộng dài 1 – 1,2 cm trong 1 cái kén bằng tơ và đất, có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu khi sắp vũ hóa.
    1. Đặc điểm nhận biết
    • Thường mỗi quả có từ 1-2 con, lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả.
    • Quả bị sâu hại, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành một chấm đen.
    • Sâu tấn công chủ yếu là phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi… phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.

     

    1. Đặc điểm phát sinh, gây hại
    • Sau khi nở, sâu non di chuyển dần về phía chóp trái, đục vào bên trong trái để gây hại. Khi còn nhỏ sâu ăn phần thịt trái, khi lớn ăn phần hạt là chính, khi đã ăn hết hạn chúng chui ra ngoài đục phá trái khác.
    • Nếu trái còn nhỏ đã bị sâu gây hại thì trái sẽ bị rụng. Nếu trái lớn mới bị gây hại thì mặc dù ít bị rụng nhưng thường bị thối ở phía đầu trái.
    • Sau khi đục vào bên trong, sâu ăn rỗng trái tạo thành một căn hầm trú ẩn vừa cắn phá vừa thải phân ra ngay căn hầm này. Sâu càng lớn, căn hầm càng rộng. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập phát triển, làm cho đầu trái bị hư thối.
    • Sâu có thể tấn công trong suốt quá trình phát triển của trái, nhưng thường gây hại nặng khi trái còn non. Khi bổ trái ra thường thấy bên trong căn hầm trú ẩn có một hoặc vài con sâu. Đẫy sức, sâu chui ra ngoài rơi xuống đất để hoá nhộng.

     

    1. Biện pháp phòng trừ
    • Thu lượm những quả bị hại đem tiêu hủy.
    • Sau thu hoạch có thể cho nước ngập mặt vườn từ 36 – 48 giờ để diệt nhộng.
    • Nuôi thả kiến vàng.
    • Sử dụng phương pháp bao quả.
    • Phun thuốc khi sâu non mới nở còn ở bên ngoài quả
      • Emaben 60SG: pha 100 – 200 g/ 200 lít nước
      • Jojotino 350WP: pha 150 g/ 200 lít nước
      • Zobin 90WP: pha 240 g/ 200 lít nước
      • Nisan Gold 700WP: pha 150 – 200 g/ 200 lít nước
    Xem 1902 lần

    Gửi bình luận

    Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

    Nhà máy HP

    • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
    • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    • Điện thoại: 02723.778.247

     

    Chi nhánh Hà Nội

    • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
    • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    • iconĐiện thoại: 02435.123.546

    Bản đồ

    FANPAGE

     

     

     

    Top

    Joomla! Debug Console

    Session

    Profile Information

    Memory Usage

    Database Queries