PHÒNG TRỪ RẦY BÔNG XOÀI (Idioscopus spp.)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  • Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi,
rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng. Ngoài ra, dịch nhựa tươm ra từ vết chích, cộng với chất thải của rầy trên lá, bông, cành tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hống phát triển, che phủ bề mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.
  1. Đặc điểm hình thái
  • Thành trùng dạng cái nêm, dài khoảng 3-4mm, màu nâu đen, đầu tròn. Một con cái có thể đẻ 100 – 200 trứng. Trứng màu trắng sữa, được đẻ rải rác trong các mô lá non, chồi non hoặc hoa.
  • Rầy non mới nở dài khoảng 0,5 mm màu vàng nâu nhạt, hai mắt đỏ, tập trung ở cuống bông để chích hút. Rầy trưởng thành rất linh động, có thể búng, nhảy, bay xa từng đoạn ngắn.
  1. Đặc điểm nhận biết
  • Triệu chứng bị hại do rầy bông xoài gây ra rất dễ nhận diện do rầy thường hiện diện trên bông và lá non (trước khi trổ bông). Khi cây bị hại, có thể quan sát thấy bông khô, nâu và rụng, cả phát hoa có thể bị rụng, chỉ còn trơ trụi lại cành nhỏ.
  • Ngoài ra, sự hiện diện của nấm bồ hóng trên bông, lá, cành và trên trái non cũng là một triệu chứng rất điển hình.

 

 

  1. Phát sinh gây hại
  • Đây là loài gây hại rất nghiêm trọng trên xoài ảnh hưởng nhiều đến khả năng đậu trái, cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Rầy chích hút làm lá không phát triển được, lá bị cong, rìa lá khô, trên hoa làm cho phát hoa bi khô và rụng.
  • Đối với trái sau khi thụ phấn không phát triển và rụng. Khi chích hút rầy còn tiết ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và trái. Khi vườn xoài có rầy hiện diện, sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy di chuyển nên rất dễ dàng phát hiện.
  • Rầy bông xoài xuất hiện quanh năm, sống trong các vết nứt của cây, thường xuất hiện nhiều sau một đợt khô hạn và gia tăng mật số nhanh khi xoài ra lá non, trổ bông. Đạt mật số cao nhất khi xoài ra bông rộ, trên một bông có thể có nhiều lứa rầy. Sau khi trái hình thành và phát triển, mật số rầy giảm dần.

  1. Biện pháp phòng trừ
  • Bảo vệ thiên địch như bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong kí sinh và nấm Verticellium lecanii, Hirsutella sp. có thể gây hại cho rầy.
  • Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy.
  • Khi xoài sắp ra bông (nhú cựa gà) nên phun ngừa hoặc khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Phun các loại thuốc đặc trị rầy.
    • Mopride 20WP: pha 200 g/ 200 lít nước
    • Nisan gold 700WP: pha 150 – 200 g/ 200 lít nước
    • Gold tress 50WP: pha 500 – 750 g/ 200 lít nước
    • Tiffy super 500WG: pha 120 – 150 g/ 200 lít nước
    • Dyman 500WP: pha 200 g/ 200 lít nước
Xem 2262 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

Top