PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinali

        2.Đặc điểm hình thái

- Thành trùng (2 – 6 ngày): bướm có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu sẫm.

- Trứng (6 – 7 ngày): trứng hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.

- Ấu trùng (14 – 16 ngày): có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ - màu vàng, đầu màu nâu sáng.

- Nhộng (6 – 7 ngày) có  màu  vàng - nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Nhộng có mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.

 

  1. Đặc điểm sinh học và gây hại

- Bướm hoạt động đẻ trứng về đêm, ban ngày ẩn nấp, có tính hướng quang mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Bướm thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ trên 100 quả trứng, rải rác trên lá lúa. 

- Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ; tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại; tuổi 4 – 5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao.

- Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5 – 9 lá, thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6 – 9 giờ tối), ngày trời mưa hoặc râm mát thì có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày.

- Sâu non mới nở màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng.

 

  1. Triệu chứng gây hại

Lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt.

 

  1. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại,

- Bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa phân đạm.

- Bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm…

- Phun thuốc khi sâu còn tuổi 1 – 2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.

* Emaben 60SG: pha 5 – 10 g/ 16 lít nước

* Eska 250EC: pha 8 – 10 ml/ 16 lít nước

* Zobin 90WP: pha 20 g/ 16 lít nước

==> Trong trường hợp mật số sâu hại cao hay gối lứa có thể cộng chung Emaben 60SG với Zobin 90WP để phun. Mỗi lần phun cách nhau 3 – 5 ngày tùy theo mật số sâu hại.

Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất:

- Phun sau khi ngớt bướm 2 – 3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ). Khi lúa cong trái me, sâu cuốn lá nhỏ không phá hại nữa mặc dù mật độ bướm rất cao trước đó.

- Chỉ phun trừ sâu cuốn lá nhỏ trên những diện tích có mật độ sâu non đến ngưỡng phòng trừ (từ 50 con/m2 trở lên đối với giai đoạn đẻ nhánh, từ 20 con/m2 trở lên đối với giai đoạn làm đòng).

Xem 1465 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

FANPAGE

 

 

 

Top

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries