PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
  1. Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal.

 

  1. Đặc điểm hình thái

- Rầy trưởng thành (3 – 20 ngày) có 2 dạng là cánh ngắn và cánh dài. Con cái dạng cánh dài có chiều dài khoảng 4,5 - 5 mm, con đực dài khoảng 3,6 - 4 mm.

- Trứng (5 – 14 ngày) có dạng quả chuối tiêu, xếp thành hàng, nằm sát nhau theo kiểu úp thìa đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài của bẹ lá, trứng mới đẻ có màu trắng, gần nở có màu vàng xám và có hai điểm mắt đỏ.

- Rầy non (12 – 32 ngày) có 5 tuổi, rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2 - 3 trở lên có màu nâu vàng, trưởng thành có màu nâu tối.

  1. Triệu chứng gây hại

- Lúa thời kỳ đẻ nhánh nếu bị hại thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết.

- Lúa thời kỳ làm đòng, trỗ bông nếu bị rầy gây hại với mật độ cao, làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông.

- Khi lúa bị gây hại đồng thời tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập làm cây thối nhũn, đổ rạp có thể lan rộng ra cả ruộng, cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.

 

  1. Tập quán sinh sống và quy luật gây hại của rầy nâu

- Rầy trưởng thành thường tập trung thành từng đám ở thân cây lúa phía dưới, khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác.

- Ban ngày rầy trưởng thành ít hoạt động trên lá lúa, chiều tối bò lên phía trên thân và lá lúa. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân cây đã cứng khô thì ban ngày rầy tập trung phía trên cây hoặc gần chỗ non, mềm của cuống bông để hút nhựa.

- Sự xuất hiện rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều.

- Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều. Rầy dạng cánh ngắn có tuổi sống dài, tỷ lệ đực cái cao, số lượng rầy đẻ trứng cao hơn cánh dài. Do đó khi tỷ lệ cánh ngắn nhiều thì có khả năng phát sinh thành dịch.

- Một năm phát sinh từ 6 - 7 lứa, trong đó có hai lứa cần chú ý theo dõi và phòng trừ đó là lứa rầy phá hại vào tháng 4 – 5 với lúa vụ xuân và tháng 8 – 9 với lúa vụ mùa.

 

  1. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống kháng rầy, vệ sinh đồng ruộng, tránh gieo cấy dày, không bón thừa đạm.

- Cần bảo vệ các loài thiên địch như tạo nơi cư trú, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu của cây lúa.

- Khi mật độ rầy khoảng 50 - 60 con/bụi, tương đương 1.500 con/m2 trở lên thì sử dụng thuốc đặc trị để phun. Nếu mật độ cao, cần phun 2 lần, lần sau cách lần đầu từ 5 – 7 ngày.

- Sử sụng một số loại thuốc diệt rầy như

* Nisan Gold 700WP: pha 10 – 16 g/ 16 lít nước

* Mopride 20WP: pha 16 g/ 16 lít nước

* Tiffy Super 500WG: pha 8 – 10 g/ 16 lít nước

* Gold Tress 50WP: pha 8 g/ 16 lít nước

 

Lưu ý

- Khi lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào lúc chiều mát để không ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.

- Những ruộng lúa cao cây, ruộng lúa tốt, ruộng ở giai đoạn trỗ đòng trở đi, nên rẽ lúa thành các băng rộng khoảng 1 – 1,5 m, phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa

- Giữ mực nước ruộng từ 2 – 3 cm để đạt hiệu quả trừ rầy cao.

Xem 1982 lần

Gửi bình luận

Thông tin bắt buộc phải nhập(*).

Nhà máy HP

  • Địa chỉ: Lô MD3, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Điện thoại: 02723.778.247

 

Chi nhánh Hà Nội

  • iconĐịa chỉ: Số 9, Ngõ 189/2 đường Giảng Võ, P. Cát Linh, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
  • iconEmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • iconĐiện thoại: 02435.123.546

Bản đồ

Top